Hiện nay bưởi da xanh là loại cây ăn trái được nhiều người lựa chọn để trồng bởi là loại cây trồng không những cho năng suất cao mà chất lượng bưởi thơm ngon ngọt mát gần như đứng dầu bảng trong các loại bưởi. Nhưng việc trồng bưởi không phải lúc nào cũng dễ dàng. Và nhiều người đã thất bại nhưng nhiều người cũng đã thành công rực rỡ. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp và cách phòng tránh khi trồng bưởi da xanh nếu muốn thành công.
Sai lầm 1. Chọn cây giống không đảm bảo
“Mấu chốt để thành công chính là chất lượng cây giống Da Xanh”. Chỉ khi giống khỏe mạnh, thích nghi nhanh, cây mới sinh trưởng ổn định, năng suất và chất lượng trái mới đảm bảo. Nếu bạn chọn nhầm giống không tốt sẽ thiệt hại rất lớn, vì trồng vài năm cây mới cho quả. Thiệt hại về kinh tế khi phải chăm sóc, chờ đợi nhưng thiệt hại lớn nhất là niềm tin vào loại cây trồng đó”. Người ta bảo rằng trồng và chăm sóc bưởi khá nhàn so với làm rau màu nhưng không hề dễ dàng,chỉ 1 sai lầm sẽ khiến chúng ta phải trả giá bằng cả vụ mùa. Do đó lời khuyên của tôi xin được gửi đến các bạn là hãy lựa chọn cẩn thận và kỹ càng giống cây để có bước khởi đầu thuận lợi,trước khi nghĩ đến các giai đoạn tiếp theo.
-Xem thêm: Hướng dẫn chọn cây giống tốt
Sai lầm 2. Không cắt tỉa đúng cách
Hầu hết các vườn sản xuất bưởi đều để tán cây phát triển một cách tự nhiên, hoặc chưa cắt tỉa hợp lý. Điều này dẫn đến hình dạng tán không đồng đều, sự giao tán làm cho vườn trở nên dày đặc, dịch hại phát sinh và phát triển nhanh, chất lượng, mẫu mã quả thấp.
Bằng việc cắt tỉa hợp lý sẽ duy trì được sức sống cũng như năng suất, chất lượng của vườn bưởi. Cụ thể cắt tỉa tạo tán hợp lý sẽ:
- Làm tăng diện tích lá hữu hiệu và thúc đẩy sự quang hợp bằng cách tăng sự hấp thụ ánh sáng và không khí của lá. Nếu những cành cây được điều chỉnh và phân bổ hướng mọc hợp lý sẽ nhận được nhiều ánh sáng và khoảng không gian để phát triển, điều này giúp cho việc sử dụng nước và chuyển hóa dinh dưỡng trong cây được hữu hiệu. Nói cách khác, cắt tỉa cành , tạo tán đúng cách sẽ cải thiện được năng suất và chất lượng quả.
- Cắt tỉa cành, tạo tán hợp lý sẽ tạo ra kích thước và hình dạng phù hợp cho cây. Khi đó người sản xuất dễ dàng kiểm soát và chăm sóc vườn tốt hơn. Việc cắt tỉa còn làm tăng sức chịu đựng của cây với những điều kiện bất thuận khác, cũng như duy trì sự cân bằng giữa cành mang quả và cành không mang quả.
- Thông qua việc tỉa cành để loại bỏ những cành sâu bệnh, giúp cây nhận được nhiều ánh sáng và không khí . Thường xuyên cắt tỉa cành sẽ giúp người sản xuất kiểm soát được dịch hại trong vườn.
Sai lầm 3. Bỏ qua sức khỏe của đất
Sức khỏe của đất rất quan trọng, đặc biệt là khi trồng một loại cây trồng lâu năm như cây bưởi da xanh. Bón phân ít nhất hai lần một năm bằng phân hữu cơ bao gồm các vi chất dinh dưỡng là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe của đất. Vi khuẩn đất, nấm và các tác nhân sống khác tạo nên phần sống của đất – tất cả đều được hưởng lợi từ việc giải phóng chậm các chất dinh dưỡng hữu cơ.
Tuy nhiên, hiện nay đa phần người trồng bưởi đều không quan tâm đến sức khỏe của đất mà thường xuyên thuốc diệt cỏ, lạm dụng quá mức phân hóa học, ít bổ sung phân chuồng, phân hữu cơ. Làm như vậy trong thời gian dài sẽ không tránh khỏi được ngộ độc đất, đất ngày càng trở nên cằn cỗi và lớp đất bề mặt bị bào mòn, các loại vi sinh vật có lợi trong đất dần bị tiêu diệt. Điều này cũng làm cho bộ rễ cây bị suy giảm sức đề kháng, rễ bị thối dần,…
Xem thêm: Trồng cây gì dưới tán cây bưởi để phòng trừ sâu bệnh
Sai lầm 4. Trồng trên đất không thoát nước tốt
Đất thoát nước kém là một trong những lý do làm cho cây bưởi không phát triển mạnh. Đất cát và đất mùn thoát nước tốt thường là tốt nhất cho cây ăn quả. Loại đất này cho phép nước tưới vào rễ dễ dàng và không bị thối rễ. Đất sét cũng là một loại đất phù hợp để trồng cây, với điều kiện là có độ dốc, miễn là nước rút hết trong vòng một hoặc hai ngày sau khi mưa. Bất kỳ đất nào ẩm ướt, thậm chí trong một vài tuần, sẽ gây ra bệnh nấm ở rễ cây. Đất ngập nước sẽ nhấn chìm cây.
Sai lầm 5. Trồng các cây quá gần nhau
Một số người nghĩ rằng trồng nhiều cây trong một khu vực nhỏ sẽ làm tăng năng suất. Tuy nhiên, đây không phải là cách phù hợp để trồng cây ăn trái như bưởi. Khi bạn trồng cây bưởi gần nhau sẽ hạn chế sự tăng trưởng của chúng, làm giảm sản lượng trái của chúng.
Ngoài ra, một số cây trong số chúng sẽ không đủ ánh sáng mặt trời trực tiếp mà chúng cần cho sự tăng trưởng tối ưu. Thiếu ánh sáng mặt trời cũng làm cho cây con trở thành nơi hoàn hảo cho bệnh nấm và những vi sinh vật thích điều kiện ẩm ướt.
Để đảm bảo rằng các cây có khoảng trống thích hợp thì tùy theo giống và vùng đất trồng mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp có thể là 5 x 6 m; 6 x 6m hoặc 6 x 7m.
Lời kết
Vậy là bạn đã biết được 5 sai lầm thường mắc phải cần tránh. Nếu ai đang có ý định trồng thì hãy đọc bài viết này để trồng cây tốt hơn nhé.
có thể bạn quan tâm
Phòng trừ sâu, bệnh cho bưởi trong giai đoạn trái non.
Cách bón phân cho bưởi thời kỳ mang trái non
Cách diệt kiến có hại trong vườn bưởi tận gốc.
Phân hữu cơ là gì? Cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả.
Cách phòng trừ bệnh bưởi da xanh trong mùa mưa- buoikhanhvinh.com
Cây bưởi bị xoăn đọt (sun đọt), nguyên nhân cách chữa trị- buoikhanhvinh.com
Nhận biết bệnh thán thư hại bưởi và cách phòng trị
4 biện pháp diệt bọ cánh cứng nâu hại bưởi hiệu quả nhất