Bạn có những thắc mắc trong quá trình trồng và chăm sóc bưởi, bạn cần những lời khuyên cho việc chăm sóc khu vườn của bạn? Bạn đã đến đúng nơi!

Hãy cho chúng tôi biết câu hỏi của bạn là gì? bằng cách đặt câu hỏi tại đây

Hãy cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi của bạn.

Sâu bệnh

Đáp: Sầu vẽ bủa gây hại trên cam, quýt, chanh, bưởi. Thành trùng là một loài bướm đêm nhỏ dài khoảng 2 mm, mình có màu vàng nhạt ánh bạc và nhiều đốm đen nhó. Ban đêm bướm đẻ trứng rải rác trên lá và các đọt non. Trứng nở ra sâu non ăn lòn vào giữa hai lớp biểu bì của ĩá, tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo (trông như vẽ bùa nên gọi là sâu vẽ bùa). Các lá non bị sâu đục ăn phá làm phiến lá bị co rúm lại, quăn queo không phát triển được, làm cây giảm khả năng quang hợp nên không phát triển được, nhá t là các cây con, các cây lớn thì hoa và trái có thể bị rụng.

Để phòng trị mời bạn xem bài viết Sâu vẽ bùa, nhận biết và biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa hại bưởi

Đáp: Đây là triệu chứng thiệt hại do sâu đục vỏ trái cam quít. Loài này thường đẻ trứng bên trong trái có vỏ dày như bưởi, cam mật… Ấu trùng là một loài sâu non, chỉ đục phá phần vỏ trái, tế bào của vỏ trái sẽ phàn ưng lại bằng cách phát triển nhanh, bao quanh ấu trùng lại, tạo nên những nốt u sần mà ta quan sát được. Chỉ cần phun ngừa bằng một vài loại thuốc trừ sâu phô biến khi trái còn nhó.

Đáp: Bọ rùa là một nhóm côn trùng lớn, sống trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Bọ rùa được chia làm 2 nhóm có hại và có lợi; hình dáng bên ngoài của hai nhóm này hoàn toàn rất giống nhau.

– Nhóm bọ rùa có hại: Thành trùng thường hình tròn, kích thước khá to, cánh có nhiều màu sắc, nhiều châm đen và lông mịn trên cánh. Âu trùng sống ở mặt dưới lá, ăn phần mô, chừa lại phần biếu bì trắng; khi mật số cao chúng ăn trụi lá, ngọn, trái non,… các loại bọ rùa thường gặp là: bọ rùa 28 châm, bọ rùa nâu…

– Nhóm bọ rùa có lợi: Thành trùng và ấu trùng cố hình dạng tương tự như nhóm bọ rùa có hại, nhưng màu sắc thường sặc sỡ hơn. Ấu trùng của nhóm này chuyên ăn thịt các loại côn trùng có kích thước nhỏ như: rầy mềm, rầy nâu, rầy xanh, ấu trùng các loại sâu non… các loại bọ rùa thường gặp là: Bọ rùa đỏ, bọ rùa 8 chấm, bọ rùa vàng…

Xem thêm: Cách thêm Mẹo thu hút bọ rùa đến vườn bưởi

Đáp: Bọ xít xanh Rhynchocoris humeralis Thunberg hầu như có mặt khắp các vườn cây ăn trái. Bọ xít không những chích hút trên bưởi mà cả trên chanh, cam, quýt nữa. Chúng phá hại ờ tất cả các giai đoạn của trái, từ trái non đến già chín, nhất là ờ các vườn trồng dày có nhiều bóng mát. Con trưởng thành thân mình có hình năm cạnh, màu xanh lục. Con cái đẻ trứng màu nâu, xếp thành 2-3 hàng trên lá hoặc trái non, sau khi trứng nở, bọ xít con thường sống tập trung trên các chồi non, trốn hoa để chích hút, sau đó phân tán dần để chích hút khi lớn. Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút làm trái non bị sượng, không phát triển, vàng thối vả rụng đi. Quanh vết chích có quầng vàng nâu.

Để phòng trị có thể bắt bằng tay hay vợt, khi còn nhỏ chúng đang sông tập trung ở đầu các đọt non, nuôi kiến vàng để xua đuổi bọ xít, khi mật số bọ xít cao có thể dụng các loại thuốc trừ sâu vi sinh như BT để xịt.

Bệnh hại

Đáp: Biện pháp đánh giá bằng mắt có thể dựa

vào các đặc điểm sau:

-Một sô” lá bị biến vàng, cánh bị khô, cây can

cỗi.

-Lá bị lốm đô”m vàng, gân lá vẫn còn xanh

-Lá mọc nhỏ lại, đóng khít nhau, lá nhỏ như tai thỏ, mọc dựng lên trời.

-Hoa đôi khi nở trái vụ

-Trái thường nhỏ, nhiều trái.

-Cắt đôi ta thây trục bị vặn vẹo, ít nước.

-Hạt lép nhiều, thui đen.

-Nếm trái có vị đắng.

-Rễ phát triển kém, rễ tơ bị thối dần.

Đáp: Bệnh này được gọi là bệnh loét hay còn gọi là bệnh ghẻ lồi do vi khuẩn Xanthomonas campestrìs pv. citri gây ra. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, hoặc khi tưới nước ra hoa. Bệnh gây hại cả thân, hi và trái, đôi khi làm trái bị sượng hoặc rụng đi, cây phát triển kém, lá bị rụng, lây lan mạnh trong mùa mưa; trong mùa nắng bệnh gây hại nhẹ hơn.

-Cắt tỉa cành, trái, lá bị bệnh, thu gom các lá, trái bị bệnh rụng đem tiêu hủy.

-Thường xuyên tía cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.

-Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh.

– Bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục cho vườn cây.

-Bón phân N-P-K cân đối và dầy đủ. Tăng cường bón thêm phân Kali khi cây bị bệnh.

– Phun ngừa bằng thuốc gốc đồng như Copper Zinc 85 VVP, Coc 85 VVP, Champion 77 VVP với liều lượng 25-30g/bình 8 lít nước.

Đáp: Đây là bệnh Vàng lá rụng lá hay còn gọi là bệnh Vàng lá thôi rễ do nấm Fusarium sp. gây hại ở phần rễ. Rễ tơ bị thối từ chóp lan dần vào bên trong, phần rễ bị thối có màu nâu. Bệnh nặng làm cả bộ rễ bị thôi dẫn đến chết cả cây. Thiệt hại nặng trên quýt Tiều, cam sành, quýt Xiêm vào lúc mưa già khi cây có trái to. Bệnh thường biểu hiện trên từng nhánh, lá già bị vàng và rụng khi có gió.

-Lên liếp cao tránh bị ngập trong mùa mưa lũ.

-Đào rãnh thoát nước tôi trong mùa mưa, nếu liếp trồng thâp phải có bờ bao, cần chủ dộng tháo nước ra, không dể nước ngập bờ.

-Bón phân chuồng hoai mục sẽ hạn chế được bệnh

-Khi cây chớm bệnh cắt bỏ phần rễ bị bệnh và bôi thuốc vào vết cất để hạn chế bệnh lây lan.

-Cách phòng trừ cụ thể xem thêm bài viết phòng trị vàng lá thối rễ cho bưởi da xanh

Đáp: Hiện tương trên gọi là bệnh nứt gốc chảy nhựa trên cây bưởi do nấm Phytophthora paìmivora gây ra, thường xảy ra vào giữa và cuối mùa mưa, nhất là lúc có thời tiết lạnh. Bệnh thường gây hại từ mặt đất lên đến chiều cao khoảng 1 mét. Đầu tiên phần gốc thân có các vết sậm màu, nhựa ứa ra có màu nâu đỏ, nặng có thể lan ra giáp vòng thân và làm cây héo, chết cả cây.

-Thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa

-Bón phân cân dối giữa N-P-K, thêm phân chuồng hoai mục để hạn chế bệnh này.

-Vệ sinh vườn, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.

Cách phòng trừ bệnh cụ thể xem thêm: Cách phòng trị bệnh nứt thân xì gôm, chảy mủ (nhựa) bưởi da xanh (Chi tiết từng bước)

Không tìm thấy câu trả lời của bạn? Hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi