cách chọn cây giống bưởi da xanh tốt

Giống cây là yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn trồng bưởi da xanh. Với giống cây ăn quả này mà nếu bạn chọn sai thì nó sẽ khiến bạn chịu tổn thất rất lớn về mặt kinh tế. thế nhưng chọn đúng giống có chất lượng tốt thì giấc mơ làm giàu đã nằm trong tầm tay bạn.

Nhưng cách chọn cây giống thế nào? Chiết hay ghép? và mua giống bưởi Da Xanh ở đâu đảm bảo? hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải nhé.

1. Tại sao phải chọn cây giống bưởi da xanh tốt.

Chọn giống tốt có vai trò rất quan trọng về mọi mặt trong quá trình trồng trọt của các bạn. Một cây giống xấu hay tốt thì nó sẽ quyết định đến các yếu tố sau:

Tăng khả năng sống sót,ít sâu bệnh

  • Thời điểm cây vừa xuống giống cây rất dễ bị chột hoặc chết ngay do không thích nghi được với môi trường sống mới,là giai đoạn cây non vô cùng yếu ớt dễ tổn thương. Nếu có bước chuẩn bị tốt thì cây sẽ nhanh chóng bắt rễ mới,trồi mới,có sức kháng bệnh tốt hơn..
  • Ngoài ra,bạn có biết rằng nếu chuẩn bị được cây con tốt quyết định đến 90% hiệu quả tiết kiệm công sức,chi phí chăm sóc bưởi sau này?
  • Nhiều người khá coi thường chọn loại giống cây mà chỉ quan tâm đến có cây mà trồng là được,đây là 1 suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Ví như độ tuổi,số năm cho thu của cây giống gieo hạt sẽ cao hơn mắt ghép tuy nhiên. Một người làm giống giỏi cần phải nắm được làm được các kỹ thuật: chọn thời điểm,thực hiện và chăm sóc có như vậy cây giống mới khỏe mạnh.

Cho năng suất và chất lượng quả cao sau này

  • Năng suất và chất lượng phụ thuộc vào 3 yếu tố: đầu tiên phải là cây giống, điều kiện tự nhiên, kỹ thuật chăm sóc. Cây giống là vấn đề đầu tiên và cũng là quan trọng nhất,nó là yếu tố tiên quyết,căn bản trước khi nghĩ đến 2 cái còn lại. Thử hỏi 1 cây giống yếu kém làm sao cho ra những vườn bưởi tươi tốt,trĩu quả đây?
  • Và để mua được một cây giống bưởi da xanh đúng chuẩn,trước hết cây mẹ phải tốt đã từng cho năng suất và phẩm chất quả thu hoạch cao, độ tuổi trên 10 năm. Hiện nay chiết cành là một hình thức nhân giống được bà con ưa chuộng nhất bởi nó mang tính kế thừa cao,cây con phát triển ổn định. Người ta bảo rằng trồng và chăm sóc bưởi khá nhàn so với làm rau màu nhưng không hề dễ dàng,chỉ 1 sai lầm sẽ khiến chúng ta phải trả giá bằng cả vụ mùa. Do đó lời khuyên của tôi xin được gửi đến bà con là hãy lựa chọn cẩn thận và kỹ càng giống cây để có bước khởi đầu thuận lợi,trước khi nghĩ đến các giai đoạn tiếp theo.
  • Báo chí nói về tầm quan trọng của chọn cây giống tốt

2. Vậy chọn giống bưởi da xanh cần đáp ứng điều gì? 

Một cây giống bưởi da xanh tốt phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:

Đối với cây bưởi ghép:

  • Gốc cây ghép: Cây gieo từ hạt, gốc ghép phải có thân thẳng và cổ rễ ngay, đường kính gốc ghép từ 1,0 đến 1,2cm. Nên dùng bưởi để ghép bưởi.
  • Thân cây:( Phía trên vị trí ghép 2cm): Thẳng, vững chắc, thân phải tròn, không mang các vết thương cơ giới nghiêm trọng sâu đến phần lõi gỗ. Chiều cao cây giống từ 60 đến 80 cm. 
  • Vị trí ghép: cách mặt bầu ươm 20 -30 cm. Mối ghép đã hàn ghắn, liền sẹo tốt. 
  • Lá: Xanh tốt, có kích thước, hình dạng đặc trưng của giống, số lá hiện diện đầy đủ, Bộ rễ phát triển tốt có nhiều rễ tơ, cây giống đồng đều, khỏe mạnh >90% 
  • Sâu bệnh: Không có triệu trứng của các bệnh: Loét, ghẻ, chảy mủ và các loại sâu hại; thán thư, nhện, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, rệp sáp.

Đối với cây bưởi chiết: 

  • Chiều cao vừa đủ,không quá to mà không quá nhỏ(cành chiết chiều cao chuẩn 40cm)
  • Bầu rễ chắc chắn cân đối với chiều cao không cần quá to nhưng rễ phải nhiều(không bị các bệnh thối rễ,nấm rễ)
  • Cành lá xanh tốt,không nám,ít cong vẹo có nhiều tán hướng lên trên
  • Hiện tượng sâu bệnh,nấm mốc tuyệt đối không có

Nên chọn giống bưởi chiết hay bưởi ghép?

Hiện nay, đại đa số các cây ăn quả được nhân giống theo 4 phương pháp: ngoài giâm cành, gieo hạt thì phổ biến nhất vẫn là chiết và ghép, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng.

Đối với cây chiết:

Ưu điểm :

  • Có độ thuần chủng gần như tuyệt đối giống cây đầu dòng.
  • Cây con vẫn giữ được những đặc tính của cây mẹ; Cây con sinh trưởng phát triển nhanh. Thời gian tạo ra một cây giống ngắn.
    – Việc nhân giống tương đối dễ, chủ yếu là làm theo kinh nghiệm dân gian của ông bà, bố mẹ, bạn bè hướng dẫn là làm được. Hỏng làm lại!
  • Ra hoa đậu quả sớm hơn so với cây ghép 1-1,5 năm.
  • Ít phải chỉnh sửa tán (tán tròn đều, phân bố các cành cấp 1 có vị trí chếch 45-55 độ,….).
  • Dễ sử lý ra hoa (vì bộ rễ hoàn toàn ăn nổi trên bề mặt, đến mùa sử lý ra hoa chúng ta chỉ cần ngưng tưới, tạo khô, khoanh vỏ là cây đã có thể ủ được mầm hoa), tỉ lệ đậu quả cao.
  • Có bộ rễ chùm ăn hoàn toàn nổi trên bề mặt, cho nên nó khai thác triệt để được toàn bộ lớp đất màu nổi trên bề mặt.
  • Quả thì có vỏ mỏng, bóng, lõi đỏ, tép dày, cùi hồng rực.

Nhược điểm:

  • Cành chiết cho phẩm chất tốt phải là cành ở tầng trung. Cành chiết là cành phía dưới hoặc cành phía trên ngọn, cành bị sâu bệnh đều không tốt vì khi chiết khó ra rễ, khi đem trồng sẽ phát triển kém, dễ bị sâu bệnh.
  • Bộ rễ của cây nhân giống bằng phương pháp chiết cành là bộ rễ chùm. 
  • Không phù hợp trồng ở địa hình cao, nơi đất khô cằn.

Đối với cây ghép (nhân giống bằng phương pháp ghép gốc).

Ưu điểm:

  • Cây chịu khô hạn tương đối tốt.
  • Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép (Đối với cây ăn quả đa phần bộ rễ là rễ cọc để dâm sâu xuống đất giữ cây không bị bật gốc và tìm kiếm chất dinh dưỡng nuôi cây)
  •  Khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép cao hơn cây chiết. Phù hợp trồng nơi địa hình cao, ít nguồn nước tưới.
  • Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

Nhược điểm:

  • Cây dễ bị thoái hóa trong quá trình nhân giống, biểu hiện mạnh nhất từ đời thứ 3 trở đi (giống đời thứ 3 trở đi cây có su hướng cành lá tốt, ít quả, quả nhiều hạt, lõi không được đỏ, vỏ dày lên, ăn không ngon…).
  • Không trồng được ở nơi có địa hình thấp (có bộ rễ cọc năm thứ 3 trở đi sẽ bị thối vì lúc này bộ rễ đã ăn sâu xuống vùng ngập úng, nấm bệnh tấn công, cây có biểu hiện như vàng lá, không phát triển được).
  • Bộ rễ xu hướng ăn chìm xuống (phải kiến tạo ngay từ ban đầu để bộ rễ ăn nổi lên bề mặt để khai thác toàn bộ tầng dinh dưỡng bề mặt).
  • Khó khăn trong khâu chọn giống (nên chọn nơi uy tín, nhân giống lần đầu tiên từ cây chiết sang).
  • Nếu không tạo tán ngay từ nhỏ thì cây xu hướng vươn lên cao, nhiều cành vượt, thân vóng (phải xử lý ngay từ bước đầu tiên nếu không là năng xuất rất thấp).

Tóm lại: Nếu địa hình bằng phẳng hoặc thoải có độ dốc thấp, quản lý được nguồn nước tốt các bạn nên chọn cây chiết có nhiều ưu thế vượt trội hơn. Nếu địa hình đồi dốc, khó quản lý nguồn nước bạn nên chọn cây ghép bạn cũng cần kỹ thuật và sự chăm sóc kỹ lưỡng hơn cây chiết thì mới cho hiệu quả kinh tế cao.

3. Nên mua giống bưởi Da Xanh ở đâu?

Sau khi biết được nên chọn cây chiết hay cây ghéo để trồng, bước tiếp theo là nên mua cây giống ở đâu? Không khó để bạn có thể tìm được một nơi để mua giống bưởi da xanh, nhưng nơi nào uy tín, bán đúng giống chất lượng lại là một vấn đề nan giải. Cả tôi và bạn cũng vậy, do đó cách đơn giản nhất là tới địa chỉ uy tín nhất,tuyệt đối không vì rẻ mà chọn lựa.

Một cơ sở cây giống uy tín sẽ đáp ứng điều kiện theo quy định tại Thông tư 18 của Bộ NN&PTNT về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật và các yêu cầu quản lý chất lượng cây giống như đảm bảo nguồn gốc cây giống. Có hợp đồng hoặc giấy tờ mua bán cây giống với tổ chức, cá nhân sản xuất giống, trong đó ghi rõ các thông tin về tên giống, nguồn giống đã sử dụng nhân giống, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây”.

có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *