Nếu lập vườn cây ăn trái với diện tích nhỏ chỉ vài ba trăm mét vuông thì không đến nỗi phải lo toan nhiều, nhưng nếu lập vườn với quy mô trên diện tích rộng một vài hecta đất trở lên thì phải có nhiều điều cần phải lo nghĩ đến.
Tất cả các giống cây ăn trái đều là cây thâm canh, một lần trồng mà hưởng lợi đến hàng chục, có khi cả trăm năm sau, vì vậy vườn cây phải hội đủ những điều kiện cần thiết sau đây mới đem lại kết quả tốt.
Đất trồng:
Hầu hết các giống cây ăn trái đều kén đất trồng, đất đai càng màu mỡ cây cối mới xanh tươi, phát triển mạnh và ra hoa đậu trái nhiều, Gặp cuộc đất xấu, cây có sống được cũng èo uột, như vậy thì làm sao mong thu được lợi?
Các loại đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất cát pha đều thích hợp cho việc lập vườn cây ăn trái, nếu gặp đất kém thì nên bót lót vào hố trồng lượng phân hữu cơ nhiều hơn, đồng thời trong năm phải bón thúc nhiều lần hơn thì mới hi vọng cây trồng sẽ phát triển tốt.
Đất lập vườn cây ăn trái phải là đất không nhiễm phèn, nhiễm mặn mới tốt. Gặp đất nhiều phèn nhẹ thì nên có biện pháp khử phèn rồi mới trồng cây vào.
Nước tưới:
“Nhất nước, nhì phần…” câu nói đó bất cứ nhà nông nào cũng đều thuộc nằm lòng. Trồng cây mà thiếu nước tưới cây sẽ héo rũ và chết dần, chết mòn. Với cây ăn trái, hằng ngày cần có lượng nước tưới đầy đủ mới sinh trưởng tốt được.
Nước dùng tưới cây phải là nước ngọt, không nhiễm phèn, nhiễm mặn và tránh bị ô nhiễm mới tốt. Vì vậy dù tìm được đất lập vườn ưng ý mà không tìm được nguồn nước tưới phủ phê thì cũng đành chuyển đổi mục đích sử dụng mà thôi.
Phân bón:
Các giống cây ăn trái thường thích hợp với phân hữu cơ, hơn là phân vô cơ. Thường người trồng sử dụng số lượng phân hữu cơ để bón lót vào hố trồng, còn phân vô cơ (còn gọi là phân hóa học) thì dúng bón thúc theo định kỳ trong năm. Phan hữu cơ gồm có phân chuồng và phân rác.
Phân chuồng gồm có phân trâu bò, heo, dê, gà, vịt…Các loại phân này được gom lại chất đống chung với mớ rơm cỏ gia súc ủ cho hoai mục mới đem ra bón lót vào hố trồng.
Phân chuồng hoai đem bón vào đất giúp đất được tơi xốp, tăng thêm độ phì nhiêu cho đất về lâu dài, và giữ độ ẩm tốt. Phân rác còn lại là phân bổi, trong đó có nhiều thành phần như rơm rạ, lá cây,,,phân và các chất bổi phụ như phân chuồng, đầu tôm xương cá và các thức ăn thừa thải.
Tất cả mọi thứ đó chất đống ủ lâu ngày cho hoai mục, sau đó bỏ hết tạp chất chỉ giữ lại chất mùn đem bót lót cho cây.
Do phân chuồng có chức năng giúp đất trồng được màu mỡ, tơi xốp cho nên trước khi lập vườn cây ăn trái ta cũng phải lo chuẩn bị sẵn số lượng đầy đủ phân chuồng cần sử dụng. Nếu khâu này mà thiếu thốn quá mức thì đừng vội đặt cây giống xuống hố trồng.
Đường giao thông thuận lợi:
Lập vườn cây ăn trái nên chọn vùng có trục đường giao thông tiện lợi, nhờ vậy mà việc vận chuyển trái cây trong mùa thu hoạch đến các “vựa” được dễ dàng và mau chóng hơn, mà chi phí chuyên chở cũng thấp hơn.
Nhân công địa phương:
Nghề làm vườn, bình thường không dùng đến số lượng nhân công đông đảo, vì công việc không nhiều, nhưng có thời điểm cần tập trung nhiều sức lao động như làm cỏ, vun gốc, bón phân…do đó nêu tại địa phương có sẵn thì tiện hơn và tiền nhân công cũng rẻ hơn.
có thể bạn quan tâm
Phòng trừ sâu, bệnh cho bưởi trong giai đoạn trái non.
Cách bón phân cho bưởi thời kỳ mang trái non
Cách diệt kiến có hại trong vườn bưởi tận gốc.
Phân hữu cơ là gì? Cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả.
Cách phòng trừ bệnh bưởi da xanh trong mùa mưa- buoikhanhvinh.com
Cây bưởi bị xoăn đọt (sun đọt), nguyên nhân cách chữa trị- buoikhanhvinh.com
Nhận biết bệnh thán thư hại bưởi và cách phòng trị
4 biện pháp diệt bọ cánh cứng nâu hại bưởi hiệu quả nhất