Bọ cánh cứng hại bưởi là một trong những loài gây thiệt hại nghiêm trọng nhất đối với vườn bưởi, với bộ nhai khỏe và bụng to tròn nó có thể ăn trụi những lá non trên cây bưởi chỉ trong một đêm. Do vậy trang bị cho mình những kiến thức để đối phó với chúng là điều tiên quyết, trong bài này buoikhanhvinh.com sẽ chia sẻ 4 biện pháp diệt bọ cánh cứng nâu hại bưởi hiệu quả nhất.
1. Nhận biết bọ cánh cứng nâu hại bưởi – kẻ hủy diệt.
Bọ cánh cứng hại bưởi thường thấy có 2 loại: Một là Câu cấu, hai là bọ cánh cứng nâu (tạm gọi như vậy vì chúng có cánh màu nâu). Trong bài viết này buoikhanhvinh.com muốn nói đến là bọ cánh cứng nâu.
Xem thêm: Bí quyết diệt trừ bọ cánh cứng hại bưởi có thể bạn chưa biết.

Bọ cánh cứng nâu trưởng thành có kích thước dài khoảng 2, đến 2,5cm, rộng khoảng 1 cm, dân địa phương thường gọi là bọ cánh cứng ánh trăng vì chúng thường xuất hiện vào những đêm trăng sáng, ban ngày chúng lẩn trốn. Chúng thường xuất hiện vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 trong năm.
Trong suốt vòng đời của chúng. bọ cánh cứng nâu gây ra sự tàn phá cho thực vật. Trong thời kỳ nhộng chúng ăn rễ cây.
Vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, bọ cánh cứng trưởng thành đẻ trứng trong đất. Những quả trứng này nở ra và trở thành ấu trùng. Những con sâu trắng hình chữ C có đầu sẫm màu và ăn rễ cây, thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Ấu trùng ở trong đất cho đến mùa xuân năm sau, khi chúng nhộng và trưởng thành. Căn cứ vào đặc điểm này ta cần diệt những con sâu này trước khi nó gây ra thiệt hại đáng kể cho vườn bưởi !
2. Cách diệt trừ bọ cánh cứng hại bưởi.
2.1. Diệt bọ cánh cứng nâu bằng vợt (áp dụng được cho cây chưa quá cao)
Hầu hết các loài gây hại phổ biến trong vườn đều cho bạn một chút thời gian để phản ứng và xử lý vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy với bọ cánh cứng nâu. Chúng có xu hướng xuất hiện theo nhóm và nếu một con bọ cánh cứng bắt đầu nhai lá bưởi của bạn, những con khác sẽ đến “họp mặt” ngay sau đó. Điều đó, làm cho bạn phải có cách xử lý nhanh chóng nếu không muốn nó nhai sạch những cây yêu quý trong khu vườn. Diệt trừ bọ cánh cứng nâu bằng tay là cách xử lý nhanh chóng nhất.
Thật vậy, không biện pháp nào tiêu diệt nhanh hơn bằng việc bắt những con bọ cánh cứng đáng ghét và bỏ vào xô nước xà phòng, nó sẽ chết ngay sau đó. Nhưng thật không may biện pháp này chỉ có thể thực hiện tốt trên cây bưởi từ dưới 3 năm trở lại, những cây cao hơn tay bạn không đủ dài để bắt được nó.
Một trở ngại khác nữa là nếu chỉ sử dụng tay không để bắt thì hiệu quả không cao vì chỉ cần mạnh tay là những con bọ cánh cứng sẽ giả chết rơi xuống hoặc bay đi nơi khác và mỗi lần chỉ bắt được tối đa 2, 3 con !
Giải pháp đưa ra là: Diệt bọ cánh cứng bằng vợt.
Để áp dụng được biện pháp này, bạn sẽ cần các dụng cụ sau:
– Đèn pin đội đầu: Vì bạn phải bắt vào ban đêm;

– Vợt: loại vợt để bắt côn trùng hoặc vợt bắt cá đều được (quan trọng nhất);
– Ủng: vì đi ban đêm cần đề phòng rắn hoặc côn trùng cắn
– Quần áo bảo hộ lao động (nếu có).
Các tiến hành: Đưa vượt hứng bên dưới và tiến hành rung cây, những con bọ cánh cứng thấy tiếng động sẽ rơi xuống vợt của bạn.

Bằng cách loại bỏ vật lý này bạn sẽ nhanh chóng giảm số lượng bọ cánh cứng trên cây bưởi và thời gian được được rút ngắn gấp nhiều lần so với việc dùng tay không để bắt.
2.2. Diệt bọ cánh cứng hại bưởi bằng bẫy.
Dựa vào tập tính hướng sáng và giả chết khi động phải vật là của bọ cánh cứng nâu bạn có thể làm bẫy đơn giản để bắt chúng một cách đơn giản.
Để áp dụng được biện pháp này, bạn sẽ cần các dụng cụ sau:
– 01 tấm tôn chiều dài khoảng đến 1,5 m, chiều rộng khoảng 80cm.
– 02 đoạn cây dài khoảng 2m.
– Một mảnh bạt đủ rộng để lót đáy chứa nước.
Cách tiến hành: Dùng thép cột chặt tấm tôn với 2 đoạn cây dựng lên để làm bia, sau đó khoét 1 lỗ để đặt một chiếc đèn vào giữa. Chiếu sáng từ 18 giờ đến 22 giờ. Với tập tính hướng sáng những con bọ cánh cứng nâu sẽ bị thu hút bởi ánh sáng đèn, khi đụng phải tấm tôn chúng sẽ giả chết và rơi xuống nước đã hứng ở phía dưới.
Nên khuấy thêm ít xà bông để bọ chết nhanh hơn, ngăn cản chúng bò lên bờ !
Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho rằng việc sử dụng bẫy không thực sự hiệu quả vì họ cho rằng những cái bẫy này hoạt động rất tốt trong việc thu hút bọ cánh cứng, nhưng không tốt trong việc bắt chúng. Thay vào đó, côn trùng có xu hướng hạ cánh trên cây gần bẫy và bắt đầu nhai, vì vậy việc triển khai các thiết bị này có thể sẽ dẫn đến nhiều hơn hư hại. Bạn hãy trải nghiệm và cho chúng tôi biết kết quả nhé.
2.3. Diệt bọ cánh cứng nâu bằng thuốc hóa học.
Với những vườn cây đã lớn, số lượng cây nhiều và mức độ bị bọ cánh cứng xâm hại nghiêm trọng thì sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để ngăn chặn sự phá hoại là cần thiết. Nhưng hãy nhớ rằng thuốc trừ sâu hóa học có thể tiêu diệt luôn côn trùng có lợi.
Cân nhắc lựa chọn thuốc trừ sâu có nguy cơ thấp (thuốc có nhãn chai vòng màu xanh bên dưới) để kiểm soát khi chúng có hiệu quả cho bảo vệ cây của bạn, Các sản phẩm thuốc trừ sâu có thành phần như: pyrethrins hay Chlorantraniliprole & Thiamethoxam là những loại thuốc trừ sâu có hiệu quả diệt bọ cánh cứng nâu, miễn là bạn phun trực tiếp lên chúng.
Một cách lâu dài hơn là dùng loại thuốc bảo vệ thực vật có tính lưu dẫn. Một trong những ứng cử viên sáng giá cho việc ngăn chặn những bọ cánh cứng nâu là thuốc có hoạt chất “Imidacoprid”.
Imidacoprid cây hấp thụ và di chuyển qua các mô của nó và được sử dụng bằng cách tưới vào gốc có thể kéo dài hiệu lực của thuốc tới 1 – 3 tháng. Biện pháp này chỉ cần sử dụng một lần trong năm.
Imidacloprid bảo vệ lá không bị sâu hại trong suốt quá trình nảy lộc từ mùa xuân đến đầu đông. Vì phải mất từ 1 – 2 tuần thuốc mới được rễ hấp thu và vận chuyển lên ngọn nên lưu ý cần triển khai trước khi cây bắt đầu nảy đợt lộc non đầu tiên. Biện pháp này có thể hữu ích để tránh trôi dạt thuốc trừ sâu, đặc biệt là khi xử lý cây lớn.
Thận trọng: Imidacloprid rất độc đối với côn trùng thụ phấn nên tránh áp dụng trong thời kỳ cây đang ra hoa.
2.4. Diệt trừ bọ cánh cứng nâu bằng thuốc trừ sâu sử dụng đất.
Bọ cánh cứng nâu thường đẻ trứng ở những khu vực ẩm ướt, do đó để diệt trừ bọ cánh cứng lâu dài thì việc diệt trừ ấu trùng bọ cánh cứng trong đất được xem là biện pháp hữu hiệu nhất.
Bạn có thể sử dụng các thuốc trừ sâu vi sinh có thành phần Bacillus popilliae để kiểm soát ấu trùng bọ cánh cứng nâu.
Bacillus popilliae và Các tuyến trùng có lợi sau khi sử dụng vào đất thông qua tưới nước, họ bận rộn tìm kiếm sâu bệnh để sinh sống.
Khi phát hiện ra dịch hại, chúng xâm nhập vào cơ thể và giải phóng một dạng vi khuẩn cộng sinh giết chết sâu bệnh. Một năm bạn cần sử dụng 2 lần nó sẽ giúp bạn kiểm soát được bọ cánh cứng nâu.
Lời kết.
Như vậy, buoikhanhvinh.com đã chia sẻ 04 biện pháp diệt trừ bọ cánh cứng nâu ăn lá non bưởi thường được áp dụng. Bạn đã sử dụng phương pháp nào trong 04 biện pháp kể trên, hãy cho chúng tôi biết về kết quả nhé.
buoikhanhvinh.com
có thể bạn quan tâm
Phòng trừ sâu, bệnh cho bưởi trong giai đoạn trái non.
Cách bón phân cho bưởi thời kỳ mang trái non
Cách diệt kiến có hại trong vườn bưởi tận gốc.
Phân hữu cơ là gì? Cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả.
Cách phòng trừ bệnh bưởi da xanh trong mùa mưa- buoikhanhvinh.com
Cây bưởi bị xoăn đọt (sun đọt), nguyên nhân cách chữa trị- buoikhanhvinh.com
Nhận biết bệnh thán thư hại bưởi và cách phòng trị
4 biện pháp diệt bọ cánh cứng nâu hại bưởi hiệu quả nhất