Kiến có ở mọi nơi, trong nhà hay ngoài vườn đều có mặt kiến, ai cũng đều thấy và bị kiến cắn hoặc đốt ít nhất vài lần. Với số lượng kiến đông đảo như vậy, việc trong vườn bưởi có sự tồn tại của kiến là điều hết sức bình thường, vậy kiến có lợi hoặc gây hại gì đối với cây bưởi không? ta có nên diệt sạch kiến trong vườn bưởi hay không?
Một nhà vườn đã nói với tôi thế này “Không để bất kỳ con kiến nào leo lên cây bưởi ngoại trừ con kiến vàng” theo bạn quan điểm ấy có đúng không? Kiến trong vườn bưởi lợi, hại thế nào và diệt kiến an toàn hiệu quả? Hãy tiếp tục đọc để tìm cho mình câu trả lời nhé.
Kiến có lợi hay có hại?
Hầu hết mọi người nhìn thấy kiến đều nghĩ ngay đến việc tiêu diệt nó vì nó mang lại những vết cắn khó chịu có thể gây ngứa ngáy – mặc dù vết cắn của nhiều loài kiến là vô hại, nhưng không nghĩ rằng ngoài những phiền toái mà nó mang lại, kiến còn mang lại nhiều lợi ích.
1. Những lợi ích của kiến trong vườn bưởi.
1.1.Lợi ích của kiến: Kiến làm thông thoáng đất trong vườn.
Theo thống kê của các nhà khoa học thì kiến có khoảng 15.000 loài và hầu hết các loài kiến làm tổ trong lòng đất, tổ kiến dưới lòng đất như những mê cung, đường hầm. Từ những đường hầm này sẽ làm không khí len lỏi vào sâu trong đất làm đất thoáng khí hơn.
Ngoài ra, nhờ các đường hầm do kiến tạo nên sẽ giúp cho nước và chất dinh dưỡng tiếp cận sâu hơn vào đất. Như vậy, khi tưới nước và bón phân cho cây bưởi thì những đường hầm này có thể giúp phân phối chúng hiệu quả hơn.
Không những thế, nơi nào có kiến làm tổ thì nơi đó thường có đất tươi xốp hơn (tùy loại kiến) những nơi không có.
Ngoài ra, hiện nay một số vườn dùng nhiều thuốc diệt cỏ, hoặc chăn thả gia súc làm cho đất bị nén chặt và làm cho chất dinh dưỡng và nước khó đi qua hơn. Một lần nữa, như các loài giun đất, kiến có thể giúp cải thiện điều này bằng cách tạo các đường hầm của riêng mình.
1.2.Lợi ích của kiến: Giúp duy trì sức khỏe của đất
- Kiến thường sử dụng tán lá mục nát để xây tổ, nhiều loài kiến là động vật ăn thịt, nó tha con mồi về tổ và lưu trữ một lượng lớn thức ăn trong và gần vị trí tổ của nó, việc này làm tăng thêm chất hữu cơ cho đất.
- Kiến cũng bài tiết chất thải và bỏ lại các mảnh vụn thức ăn, tất cả đều thay đổi hóa học của đất thường tốt hơn. Đất bị ảnh hưởng bởi hoạt động của kiến thường gần với độ pH trung tính và giàu nitơ và phốt pho hơn.
1.3.Lợi ích của kiến: Giúp kiểm soát các côn trùng khác.
Nói đến kiểm soát côn trùng khác trong vườn bưởi có lẽ không có loài kiến nào ngoài kiến vàng. Đúng vậy, nếu có kiến vàng trong vườn bưởi nó sẽ giúp kiểm soát một số côn trùng gây hại phổ biến trong vườn bằng cách ăn trứng, ấu trùng của sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rầy mềm và cả các loại nhện… nếu thiếu kiến vàng bưởi và cam quýt thường hay bị bọ xít chích hút làm rụng trái non, hoặc rệp sáp đeo bám trái làm cho trái đèo đẹt, chậm lớn, rầy mềm đeo bám đọt non làm cho đọt bị quằn quèo hình xoắn ốc không phát triển.
Xem thêm:
1.4. Lợi ích của kiến: Báo hiệu có sâu hại trong vườn bưởi.
Nếu bạn để ý chỉ cần thấy có loài kiến khác ngoài kiến vàng thì chắc chắn cây bưởi nhà bạn đang có các loại sâu hoặc rầy hại bưởi. Đối với sâu ăn lá thì thường là những con dòi nhỏ màu xanh rất giống màu lá bưởi và núp dưới các bẹ lá non nếu bạn không để ý kỹ sẽ không nhận ra. Nhưng kiến thì bạn có thể dàng nhận ra do có số lượng đông đảo.
2. Tác hại của kiến.
Tác hại của kiến đối với vườn bưởi
Như đã nói, kiến có khoảng 15.000 loài trong đó có những loài có lợi nhưng cũng có loài có hại. Trong đó kiến hôi được xem là loài có hại đối với vườn bưởi.
Tuy kiến hôi không trực tiếp hại cây bưởi nhưng kiến hôi thường cộng sinh với rệp gây hại cho bưởi.
Rệp thường hút nhựa cây làm cho cây bưởi giảm khả năng sinh trưởng, phát triển. Trường hợp rệp gây hại nặng trên các nhánh nhỏ hoặc cây còn nhỏ có thể làm nhánh hoặc cả cây bị chết.
Kiến hôi cộng sinh với rệp bằng cách Kiến hôi chuyển đưa những con rệp lên chồi non, nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và sinh ra một loại mật ngọt cho kiến. Bên cạnh đó kiến sẽ bảo vệ rệp khỏi các loài ăn rệp như bọ rùa…làm cho việc rệp tăng đàn nhanh chóng. Hậu quả là vườn bưởi bị phá hoại nhanh hơn.
Tác hại của kiến đối với người làm vườn.
Kiến không phải là loài côn trùng nguy hiểm và có hại nhất đối với người làm vườn. Tuy nhiên, kiến là những kẻ săn mồi được thiết kế gần như hoàn hảo và chúng có một kho vũ khí đáng kể về khả năng phòng thủ và tấn công và có thể triển khai nếu cảm thấy bị đe dọa. Kiến lửa, kiến ba khoang có thể đe dọa sự an toàn của con người, kiến lửa thường cắn và tiêm nọc độc gây nên chứng sốc phản vệ ở người hoặc động vật khác. Trên thực tế, có những trường hợp một số lượng lớn kiến lửa cắn người, gây ra sốc phản vệ lớn và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng trong khi kiến có thể có tác dụng hữu ích và bón phân cho đất trong vườn của bạn, kiến cũng có thể làm xáo trộn đất đã được bón phân tốt và cân đối. Một con kiến mới hình thành làm tổ gần rễ cây trồng của bạn có thể làm xáo trộn đất xung quanh chúng đến mức có thể gây hại và ngăn chặn sự phát triển của các loại cây trồng nói trên.
Kết luận.
Nếu bạn thấy có kiến trong vườn bưởi, không cần phải hoảng sợ. Tuy có mang lại một số nguy hại, phiền toái. Xong không thể phủ nhận rằng kiến mang lại nhiều lợi ích hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Do đó hãy tùy từng trường hợp nà có biện pháp kiểm sát diệt trừ kiến phù hợp.
Pingback: Cách diệt kiến có hại trong vườn bưởi tận gốc. – buoikhanhvinh.com