Hầu hết người làm vườn đều biết phân hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trường và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu và sử dụng phân hữu cơ một cách hiệu quả. Thực trạng này có thể gây lãng phí, thậm chí ảnh hưởng đến phát triển bền vững của các vườn cây. Trong bài viết này, buoikhanhvinh.com chia sẻ một số lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ và kinh nghiệm về cách sử dụng phân hữu cơ sao cho hiệu quả, đạt năng suất cao nhất.
Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng ta cần tìm hiểu phân hữu cơ là gì và các loại phân hữu hữu cơ.
1. Phân hữu cơ là gì
Phân hữu cơ là phân được hình thành từ các hợp chất hữu; và từ sự sống và có chứa các vi sinh vật sống.
2. Các loại phân hữu cơ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ với nhiều thành phần, tên gọi khác nhau. Chia theo cách hình thành phân thì được chia làm 2 loại:
2.1. Phân hữu cơ truyền thống:
Là các loại phân hữu cơ có nguyên liệu là chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp… mà bạn có thể tự ủ tại nhà bằng cách phương pháp truyền thống.
Xem thêm bài: Cách ủ phân gà thành phân hữu cơ vi sinh trong 20 ngày.
2.2. Phân hữu cơ công nghiệp:

Là loại phân hữu cơ được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Phân hữu cơ công nghiệp được chia thành 3 loại chính gồm:
- Phân hữu cơ khoáng: Là phân được trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ.
- Phân hữu cơ vi sinh: Được sản xuất từ nguồn liệu hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất.
- Phân vi sinh: Là phân bón trong thành phần có chứa các vi sinh vật có lợi.
Trong đó các nhà khoa học khuyến khích tại Việt Nam nên sử phân hữu cơ khoáng. Đặc biệt tận dụng các nguồn hữu cơ đang có như phân chuồng; xác bà thực vật để tiết kiệm chi phí.
Chia theo hình dạng của phân hữu cơ được chia thành 2 loại:
Phân hữu cơ khô
phân hữu cơ lỏng.
3. Những lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ
– Phân hữu cơ là nền tảng của sự sống cây trồng:
Sử dụng phân hữu cơ sẽ giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất: đa, trung, vi lượng ở dạng dễ hấp thu cho cây trồng phát triển cân đối; Ngoài ra phân hữu cơ chứa các chất được phân giải từ từ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trong thời gian dài.
Phân hữu cơ là thức ăn của vi sinh vật; nhờ vậy, các vi sinh vật có lợi có sẵn trong đất có điều kiện nhân đôi mật số. Các vi sinh vật có lợi này giúp phân giải các chất hữu cơ, giúp cây dễ dàng hấp thụ và phát triển; góp phần hạn chế một số bệnh có nguồn gốc từ rễ như vàng lá thối rễ trên cây có múi.
– Sử dụng phân hữu cơ giúp phát triển hệ vi sinh vật có lợi.
Theo các nhà khoa học trong đất luôn tồn tại 2 loại vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại. Nhưng tùy môi trường đất mà 1 trong 2 loại vi sinh vật tăng hay giảm mật số.
Nếu trong thời gian dài đất không được bổ sung hữu cơ thì đất chai cứng; kém thoáng khí. Độ chua trong đất tăng lên, điều kiện này thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển mạnh; gây hại bộ rễ cây trồng. Trong khi đó vi sinh vật có ích không có chất hữu cơ để phân giải giảm dần mật số. Vì thế nếu bổ sung hữu cơ vào đất sẽ tạo chất đệm làm đất thông thoáng; giúp vi sinh vật có lợi phát triển. Chúng sẽ phân giải những hợp chất mà cây khó hấp thụ thành dạng dễ hấp thụ; từ đó cây lấy được nhiều dinh dưỡng mà có sức đề kháng tốt hơn.
– Sử dụng phân hữu cơ cung cấp chất mùn cho đất.
Phân hữu cơ bổ sung chất mùn vào trong đất, giúp cải thiện kết cấu của đất; cho phép đất giư ẩm, giữ phân, giữ nước lâu hơn; tăng hoạt động của vi khuẩn và nấm trong đất.
Một loại đất chết khi nó cứng như xi măng, không giữ được nước, độ ẩm.
– Sử dụng phân hữu cơ giúp tăng chất lượng nông sản.
Một cây bưởi sẽ cần 13 chất khác nhau để phát triển tốt nhất. Bạn không thể tìm đủ các chất trung, vi lượng để bón cho cây vì bạn không thể biết cây cần gì mọi lúc và tốn kém.
Vì vậy sử dụng các chất có sẵn trong đất và nhờ các vi sinh vật hoạt hóa chúng lên; để cung cấp cho cây trồng. Hoặc sử dụng phân hữu cơ để cung cấp trực tiếp; và cung cấp thức ăn cho vi sinh vật là biện pháp bền vững và rẻ tiền. Nhờ được cung cấp đầy đủ các chất đa, trung, vi lượng nên cây trồng phát triển một cách cân đối; có sức chống trọi với sâu bệnh tốt hơn, từ những đều đó giúp tăng chất lượng nông sản cây trồng.
– Sử dụng phân hữu cơ giúp cải tạo đất.
Sử dụng phân hữu góp phần trong việc cải tạo đất trồng, nhất là đất bạc màu, đất cát. Cơ chế tác động mạnh mẽ đến cấu trúc đất giúp cải thiện tính sinh, hóa lý của đất trở nên tốt hôn.
Phân hữu cơ có thể cải thiện PH đất giúp rễ cây phát triển tốt hơn; phân hữu cơ tạo rất quan trọng tạo nên tính đệm trong hệ rễ của cây; giúp cây thích nghi tốt hơn với điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, PH…
4. Cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả:
Thứ nhất: Phải “trông trời, trông đất, trông cây” trước khi bón.
+ Trông trời: Là trước khi bón bạn cần biết thời tiết, khí hậu có ủng hộ cho sự hấp thụ phân bón của cây trồng không. Cụ thể, khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh thì không nên bón phân vì lúc lạnh thì cây ngừng sinh trưởng, cây không thể hấp thụ được phân -lãng phí.
Cũng không nên bón phân khi vào mùa mưa vì đất ẩm ướt dẫn đến đất bị bão hòa nước; lượng oxy trong đất thấp làm hệ rễ của cây phát triển kém; rễ non dễ bị rụng cũng làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Ngoài ra phân có thể sẽ bị thất thoát do rửa trôi nếu gặp mưa lớn, nên bón vào buổi sáng để tránh mưa vào buổi chiều.
+ Trông đất: Tức là tùy từng loại đất ta bón các loại phân phù hợp hoặc phải biết đất thiếu gì, thừa gì để ta khắc phục trước khi bón. Chẳng hạn đất có độ pH quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Vì vậy cần kiểm tra pH đất trước và sau khi bón bất kì loại phân bón nào. Với việc xác định được pH, bạn có thể quyết định lượng và loại phân bón phù hợp.
Bên cạnh đó, đất quá khô hoặc quá ướt cũng đều ảnh hưởng đến việc hấp thụ phân bón của cây trồng.
+ Trông cây: Tức là xem xét cây trồng của bạn có biểu hiện thiếu phân hay không; hoặc thiếu chất gì để ta có điều chỉnh phù hợp trước khi bón để cây có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất.
– Thứ hai: Giữ độ ẩm cho phân
Để phân hữu cơ phát huy hết hiệu quả thì cần phải luôn tạo độ ẩm cho phân; bằng cách dùng cách loại cỏ, lá khô, lấp đất lên trên phân hoặc tưới nước. Độ ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi có trong phân hữu cơ có điều kiện phát triển.
Thứ ba: Bón vào vùng rễ của cây
Cần bón phân hữu cơ vào vùng rễ của cây; để cây có thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng ngay. Đối với cây bưởi có thể xới đất theo chiều tán của cây rồi bón phân; sau đó lấp đất lại.
– Thứ tư:
Tuyệt đối không sử dụng các loại phân chưa được ủ hoai mục; các nhà khoa học cho rằng do chưa được chuyển hóa thành các chất hữu cơ mà cây trồng có thể hấp thụ được; nên khi bón vào đất, quá trình phân hủy phân chuồng sẽ sinh ra nhiều chất độc ảnh hưởng đến bộ rễ của cây; cũng như môi trường đất mà cây trồng không thể hấp thụ được dưỡng chất cần thiết.
Thứ năm.
Nên sử dụng kèm theo với các sản phẩm axit humic, humat để tăng cường hiệu quả sử dụng phân bón; humic, humat giúp tăng cường sự phát triển của hệ rễ, tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng và nước của cây trồng; từ đó tăng năng suất, chất lượng của nông sản.
Vậy bón bao nhiêu phân hữu cơ là đủ? Theo các nhà khoa học càng bón phân hữu cơ càng tốt mà không hạn chế số lượng bón như bón phân hóa học.
Lời kết.
Để ổn định và nâng cao năng suất cho cây trồng, trong canh tác ngày nay không thể thiếu phân hữu cơ. Với một số chia sẻ về cách sử dụng phân hữu cơ đã nêu trên, hi vọng các bạn có cái nhìn đúng để sử dụng phân hữu cơ hiệu quả cho vườn cây của mình.
Chúc bạn thành công !
có thể bạn quan tâm
Phòng trừ sâu, bệnh cho bưởi trong giai đoạn trái non.
Cách bón phân cho bưởi thời kỳ mang trái non
Cách diệt kiến có hại trong vườn bưởi tận gốc.
Phân hữu cơ là gì? Cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả.
Cách phòng trừ bệnh bưởi da xanh trong mùa mưa- buoikhanhvinh.com
Cây bưởi bị xoăn đọt (sun đọt), nguyên nhân cách chữa trị- buoikhanhvinh.com
Nhận biết bệnh thán thư hại bưởi và cách phòng trị
4 biện pháp diệt bọ cánh cứng nâu hại bưởi hiệu quả nhất