Chế phẩm EM là gì? có tác dụng gì, cách tự sản xuất chế phẩm EM tại nhà

1. Chế phẩm EM là gì?

Chế phẩm sinh học EM hay còn gọi là Vi sinh vật hữu hiệu. Effective microorganisms (EM) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích. Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc. Sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể áp dụng chúng như là một chất cấy. Nhằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên. Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra. Kết quả là có thể cải thiện chất lượng và làm tốt đất, chống bệnh do vi sinh vật. Tăng cường hiệu quả của việc sử dụng chất hữu cơ của cây trồng.

Công nghệ EM do Giáo sư-Tiến sĩ Teruo Higa-Trường Đại học Tổng hợp Ruykyus, Okinawa, Nhật Bản sáng tạo ra. Và được áp dụng vào thực tiễn vào đầu năm 1980.

2. Tác dụng của EM

Trong trồng trọt : Chế phẩm EM có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (cây lương thực, cây rau màu, cây ăn quả…) ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. EM có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng, cải tạo chất lượng đất. Cụ thể là :

– Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng và chịu nhiệt

– Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín (đẩy mạnh quá trình đường hoá)

– Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng

– Tăng cường khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng

– Kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tươi lâu, tăng chất lượng bảo quản các loại nông sản tươi sống

– Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu

– Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh

3. Cách tự sản xuất chế phẩm EM tại nhà.

Trích: Kỹ thuật nuôi cấy EM – Vi sinh vật hữu hiệu thực hiện với nước gạo, đường và sữa của Fabulous Organic Farm:

“Đơn pha chế “Lactobacillus culture”

  • 1/4 chén gạo
  • Hũ 1 lít 
  • 1 chén nước
  • 1 phễu lọc
  • 2.5 lít sữa tuỳ thuộc vào lượng cần làm
  • 1 thùng 5 lít
  • 1 muỗng cà phê mật mía

Thực hiện

Cho gạo vào hũ nước rồi lắc mạnh cho tới khi nước có màu trắng sữa, bỏ phần gạo ra dùng cho bữa trưa của bạn.

Đóng nắp lại (không vặn chặt) rồi để vào tủ hoặc chỗ tối, nơi mát và thoáng trong vòng 5 – 7 ngày.

Nguồn ảnh: Fabulous Team.

Hớt bỏ lớp màng trên bề mặt dịch nước gạo trong hũ (huyết thanh)

Cân lượng nước gạo rồi thêm sữa vào theo tỷ lệ:

1 phần nước gạo lên men

10 phần sữa

Cho vào thùng 5 lít nuôi cấy trong 5 – 7 ngày

Hớt bỏ lớp màng trên dịch nước gạo và sữa, mang làm phân bón hoặc cho gia súc ăn rất có lợi cho tiêu hoá. Phần dịch còn lại màu vàng sáng chính là phần huyết thanh chưa kích hoạt mà chúng ta cần.

Thêm một thìa mật mía vào dịch để giữ cho vi khuẩn sống, cất vào ngăn mát tủ lạnh. Sản phẩm có thể để được từ 6 đến 12 tháng tuỳ theo điều kiện lưu giữ.

Để kích hoạt sản phẩm thực hiện như sau:

Nước sạch 20 phần

Huyết thanh 1 phần

Sau khi kích hoạt sản phẩm thu được chính là EM-1. Dùng bón trực tiếp cho cây, tưới vào đất qua hệ thống tưới… Sản phẩm EM-1 có thể dùng làm ra các sản phẩm thứ cấp khác.”

Nguồn: Bài viết sử dụng một số tư liệu trên internet.

có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *