Hầu hết các loại cây có múi thích độ pH của đất là 5.5-7.0, nhưng một số ít thích những thứ có tính axit hơn một chút, trong khi một số cần độ pH thấp hơn. Riêng bưởi nói chung và bưởi da xanh nói riêng thích độ pH 6,0-7,0. Nếu độ pH của đất quá cao hoặc quá thấp cây đều sẽ gặp khó khăn trong việc lấy chất dinh dưỡng và một số vi sinh vật quan trọng sẽ bị thiếu hụt. Do đó, đảm bảo sự cân bằng pH của đất trồng bưởi là một trong những điều kiện quan trọng để cho cây bưởi có thể phát triển bình thường. Nhưng PH đất là gì? nó ảnh hưởng thế nào đến cây trồng và làm sao để điều chỉnh tăng hoặc giảm PH cho đất một cách bền vững và tốn kém ít chi phí nhất? Cùng tìm hiểu để có thể chăm sóc tốt hơn cho vườn cây của mình nhé!
1. pH của đất là gì?
Độ pH của đất là phép đo độ kiềm hoặc độ axit của đất. Phạm vi pH của đất được đo theo thang điểm từ 1 đến 14, với 7 là dấu trung tính – bất cứ số nào dưới 7 được coi là đất chua và bất cứ số nào trên 7 được coi là đất kiềm. Trên thực tế, các loại đất chủ yếu có độ pH từ 5.0 đến 8.0, tùy theo loại cây trồng mà ta phải điều chỉnh cho phù hợp. Các loại đất có độ pH nằm ngoài khoảng từ 5.0 đến 8.0 thì thường không phù hợp để trồng trọt.
2. pH đất ảnh hưởng đến cây bưởi như thế nào
Như đã nói cây bưởi phát triển tốt nhất khi pH đất đạt ở mức chuẩn từ 6.0 -7.0 do quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ cây và đất được thực hiện thuận lợi. Nếu pH đất lớn hơn 7.0 hoặc nhỏ hơn 6.0 sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Cụ thể:
- Nếu cây bưởi phát triển trong đất quá ít axít (đất có độ PH trên 7.0), lá sẽ trở nên vàng do không có khả năng hấp thụ sắt để nuôi dưỡng đầy đủ cho cây. Do đó phải có đủ độ axit. Vì vậy, tính axit sẽ chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây để hấp thụ dễ dàng.
- Nếu đất có độ pH thấp, mangan trong đất sẽ trở nên độc hại đối với cây bưởi nhà bạn. Làm cho cây có lá vàng, lá khô và cuối cùng chết do rễ cây bị ngộ độc, và nếu độ pH trong đất càng thấp càng làm cho các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cần thiết trở nên khó tan khiến cho cây trồng rất khó hấp thu. Cây mọc chậm, bởi vì cây không có không ăn thức ăn hữu ích. Nhưng nếu đất có độ pH thích hợp sẽ giúp cung cấp chất dinh dưỡng và các sinh vật phát triển tốt nó cũng giúp chuyển đổi nitơ để cho phép thực vật hấp thụ. Kết quả là, cây phát triển khỏe mạnh là tốt.

3. Kinh nghiệm tăng độ pH nhanh và bền vững cho đất trồng bưởi.
Bón vôi là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm gia tăng độ pH cải tạo độ chua của đất. Hai loại vôi mà các nhà làm vườn nên làm quen là vôi nông nghiệp và vôi dolomite. Cả hai loại vôi đều chứa canxi và vôi dolomite cũng chứa magiê. Lượng vôi hoặc đôlômit cần thiết để điều chỉnh độ pH axit sẽ thay đổi tùy theo từng loại đất. Xem bảng dưới:

Về cách sử dụng vôi để đạt hiệu quả tốt nhất:
*Đối với vôi dùng cho nông nghiệp: Trên thị trường hiện có 3 loại vôi chính dùng để bón khử chua cải tạo đất: bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2). Vậy sử dụng vôi nào và sử dụng thế nào để đạt hiệu quả nhất? Câu trả lời là cần bón vôi kết hợp với phân hữu cơ.
“Thế chọn loại phân nào vừa nâng pH nhanh vừa ổn định pH lâu dài?
- Bón kết hợp giữa vôi nung CaO và humic (K-Humate) với liệu lượng: CaO 50-200g + 5-20g humic pha với 20-80 lít nước/ gốc. Tưới thấm đều trong tán cây. Đây là giải pháp vừa tiết kiệm kinh tế mà hiệu quả lại cao hơn hẳn bón vôi truyền thống.
- Khi tưới xong, chúng ta cần bón thêm chất đệm vào dung dịch đất: 100-500g/gốc CaCO3 + MgCO3 hoặc hổn hợp 100-500g: lân nung chảy lân nung chảy với CaCO3 – MgCO3 ( tỉ lệ 1:1) để bón. Nếu trong mùa nắng cần kết hợp thêm 15-20 kg hữu cơ để bón/gốc.
- Sau khi sử lý phân 7 ngày, chúng ta dùng máy đo pH xác định. Nếu pH tăng chưa đạt yếu cầu thì 10 ngày sau ta xử lý tiếp.
- Ngoài máy đo pH bạn sẽ cần mua thêm máy đo EC, với những trường hợp pH không đạt mà chỉ số Ec>=2 thì phải ngưng xử lý pH ngay. Nếu không sẽ ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.
Lưu ý: Việc xử lý pH thường chỉ xử lý sau thu hoạch, trước khi ra hoa 1 tháng. Không xử lý lúc ra hoa.
Vôi thì nên ngâm với nước để qua đêm, đến khi nào tưới thì mới pha humic. Hoặc cho CaO + nước để tạo thành bột Ca(OH)2 trước với tỉ lệ 1:1, rồi lấy bột này hòa với nước và humic để tưới. Hay chúng ta có thể làm bột Ca(OH) bằng cách sau:
Trải 1 lớp vôi mỏng Cao ( loại bột mịn loại 1) lên xi măng. Dùng bình xịt 18 – 25 lít nước phun sương lớp mỏng lên vôi ( nhớ phun sương phun mưa là thất bại vôi bị đóng cục ngay). sau đó, trộn đều lại vôi rồi rải ra 1 lớp mỏng. Làm như thế khoảng 7-10 lần. Đến khi nào tay ta chạm vào vôi hơi ẩm là được, còn chảy nước là thất bại. Do lượng vôi rải trên 1ha làm theo cách này không nhiều nên bạn chỉ tốn 10-15 phút là làm xong vôi bột Ca(OH)2 cho 1 ha.
– Vì sao phải bón vôi CaO phải có humic? khi pha với nước nó sẽ tạo thành hổn hợp nhiều chất, trong đó có Ca(OH)2 + Ca-Humate ( là chất hình thành trong sản phẩm của k-humate phản ứng không hoàn toàn, chứ K-humate không phản ứng với Ca(OH)2. Ca(OH)2 là chất cải tạo pH cực nhanh, còn Ca-humate là chất gel không tan trong nước, tạo thành màng mỏng bao quanh phần tử đất, kết gắn chúng với nhau, cho nên đất giàu Ca humate đất có kết cấu viên bền vững và giàu mùn .Ca humate cây không hấp thu được nhưng đây là chất cực kỳ quan trọng trong quá trình cải tạo đất. ” – theo Nhà Nông. 03/12/2017
* Có thể thay thế vôi nông nghiệp bằng vôi dolomite Cách sử dụng như sau:
- Vôi (dolomit): 4 – 5 tấn/ha (0,4kg/m2), bón phủ toàn vườn.
- Phân chuồng: 20 tấn/ha (2,2kg/m2), bón phủ bề mặt tán, cách gốc 20cm
- Một lưu ý nữa là vào giữa mùa mưa nên bón thêm 1 lượt vôi dolomite phủ từ gốc ra ngoài tán cây để duy trì ổn định độ pH.
4. Giải pháp giảm độ pH của đất trồng bưởi.
Nếu pH đất trồng bưởi của bạn quá cao, bạn cần phải hạ thấp nó. Cách tốt nhất để làm điều này là thêm lưu huỳnh dạng hạt vào đất vì nó tương đối rẻ tiền, an toàn để sử dụng và có sẵn thông qua các nhà cung cấp nông nghiệp địa phương. Khi sử dụng hãy trộn đều lưu huỳnh với đất.
Bạn cũng có thể sử dụng than bùn axit hoặc bã cà phê được sử dụng như một phương pháp hữu cơ để axit hóa đất.
Một phương pháp khác để giảm độ pH của đất là đảm bảo bạn đang bón phân cho quả bưởi bằng phân bón có tính axit. Phân bón có chứa ammonium nitrate, ammonium sulfate hoặc urê phủ lưu huỳnh là những loại phân có tính axit cao.
5. Lời kết.
Đặc điểm của cây bưởi ưa đất trung tính và có phản ứng rất tích cực với việc bón vôi. Nếu trồng trong điều kiện đất có pH thấp, cây bưởi rất dễ bị nhiễm bệnh, năng suất và chất lượng đều giảm sút. Để đảm bảo vườn bưởi sinh trưởng, phát triển tốt người trồng bưởi nên kiểm tra lại độ pH của đất từ ba đến sáu tháng để có kế hoạch bón phân hợp lý để cải tạo độ chua của đất giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
Chúc bạn thành công!
có thể bạn quan tâm
Phòng trừ sâu, bệnh cho bưởi trong giai đoạn trái non.
Cách bón phân cho bưởi thời kỳ mang trái non
Cách diệt kiến có hại trong vườn bưởi tận gốc.
Phân hữu cơ là gì? Cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả.
Cách phòng trừ bệnh bưởi da xanh trong mùa mưa- buoikhanhvinh.com
Cây bưởi bị xoăn đọt (sun đọt), nguyên nhân cách chữa trị- buoikhanhvinh.com
Nhận biết bệnh thán thư hại bưởi và cách phòng trị
4 biện pháp diệt bọ cánh cứng nâu hại bưởi hiệu quả nhất