Phytophthora là gì? cách phòng trừ bệnh thối gốc, nứt thân chảy mủ, thối trái trên cây bưởi

Bệnh thối gốc chảy mủ do nấm Phytophthora là một căn bệnh tàn phá làm ảnh hưởng đến cây bưởi trên thế giới. Cây bị nhiễm bệnh thường có hiện tượng kém phát triển, nếu không có giải pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chết cây. Bệnh do nấm gây ra tồn tại rất nhiều trong tự nhiên nên rất dễ lây lan và khó trị. Với hành động sớm, bạn có thể cứu được một cây bị thối rễ cây do phytophthora. Tuy nhiên, phòng ngừa là phương tiện kiểm soát tốt nhất. Đọc để tìm hiểu thêm

1. Phytophthora là gì?

Phytophthora được biết đến là loài chuyên phá hoại thực vật. Nấm Phytophthora là loại nấm khá phổ biến của lớp Oomycetes thuộc họ Pythiacea, bộ Pernoporales. Sợi nấm không màu, không vách ngăn, đơn bào, kích thước không đều, di chuyển rất nhanh trong nước, nhiệt độ thích hợp để nấm sinh trưởng và phát triển từ 25 – 30oC.

Nấm phytophthora tấn công trên diện rộng gây ra một số dich bệnh nghiêm trọng – điển hình là bệnh vàng lá thối rễ (cam, quýt, bưởi, sầu riêng,…), nứt thân chảy mủthối trái ,chết nhanh (tiêu), sọc đen (cao su). Nấm Phytophthora gây hại chủ yếu trong mùa mưa, nhất là vào cuối mùa mưa khi có khí hậu ấm và ẩm. Nấm Phytophthora có thể tấn công riêng lẻ nhưng đa số có sự kết hợp với các nấm khác như Fusarium, Pythium và Rhizoctonia.

2. Nhận biết bệnh thối gốc chảy mủ trên cây bưởi

Trên cổ rễ, trên thân: Ban đầu, vết bệnh làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng. Sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh bị thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, lan xuống đến cả bộ rễ, bộ rễ ít rễ tơ, rễ ngắn với phần vỏ bị thối rất dễ bị tuột ra khỏi rễ (nhất là rễ con). Do không hút được nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên bộ lá bị vàng và rụng dần, không mọc được lá non, các cành vượt và cả cành lớn bị chết dần, cây bị xơ xác, dần dần cả cây bị chết và chết dần.

Trên lá: Nếu nấm Phytophthora gây hại xuống cả bộ rễ thì biểu hiện rất rõ ràng ở lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, bộ lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển thành mầu nâu, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng theo từng cành hay một phía của cây.

Trên trái: Bệnh tấn công trên trái làm cho trái bị thối và rụng, nhất là những trái ở dưới thấp gần mặt đất.

3. Cách phòng bệnh thối gốc chảy mủ thối trái trên cây bưởi

  • Biện pháp canh tác: Chọn đất trồng có khả năng thoát nước tốt trong mùa mưa; tạo rãnh thoát nước không để nước ứ đọng lâu ngày ở gốc cây bưởi. Vào mùa mưa, cần dọn sạch cỏ rác tủ xung quanh gốc, để vùng gốc luôn khô ráo.
  • Không trồng quá dày. Thường xuyên tỉa bỏ cành bị sâu bệnh, cành nhỏ, cành tăm, cành mọc bên trong tán lá không có khả năng cho trái, vệ sinh cỏ vườn… để vườn luôn thông thoáng, khô ráo.
  • Phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Không nên chỉ bón đơn độc phân hóa học, nên tăng cường phân hữu cơ (nhất là phân gà), trộn thêm phân vi sinh hoặc các chế phẩm sinh học khác như Trichoderma, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
  • Thường xuyên thăm đồng, vệ sinh đồng ruộng thu gom tàn dư cây bị bệnh đem tiêu hủy; cắt tỉa các cành nhánh gần mặt đất, vệ sinh làm cỏ vùng gốc thông thoáng.
  • Hàng năm tiến hành quét vôi nước hoặc bôi dung dịch Bordeaux 1% quanh gốc vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, độ cao 0,7 – 1,0m tính từ mặt đất để hạn chế nấm Phytophthora sp. lây nhiễm từ đất lên cây.
  • Khi trồng mới là cần thiết, sử dụng cây có gốc ghép chống thối rễ phytophthora. Cũng xem xét khả năng kháng bệnh của rễ cây đối với cảm lạnh, tuyến trùng và các bệnh khác.

4. Trị bệnh thối gốc chảy mủ, thối trái trên cây bưởi

  • Phải thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh và phòng trừ kịp thời
  • Một cây biểu hiện triệu chứng bị bệnh do nấm phytophthora đôi khi có thể được cứu bằng cách loại bỏ đất từ ​​xung quanh gốc cây xuống tận ngọn rễ chính, cắt bỏ bất kỳ vỏ cây nào bị bóng hoặc tối và để lộ hệ thống rễ. Điều này cho phép hệ thống rễ khô hoàn toàn, làm chậm sự lây lan của phytophthora.
  • Đối với những cây có vết bệnh còn nhỏ thâm đen và chảy mủ trên thân, cành dùng dao sắc bén cạo bỏ phần mô chết, bôi dung dịch thuốc có hoạt chất như Metalaxyl, Mancozeb, Fosetyl-aluminium, thuốc gốc đồng… lên mặt cắt và xung quanh. Nồng độ thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tiến hành cạo và bôi thuốc trong thời gian khô ráo.
  • Đối với thân bị bệnh: cạo sạch vết bệnh (dùng dao hoặc vá sắt cạo sạch phần vỏ đã bị thối, và mủ xì ra), sau đó dùng chổi quét hổn hợp thuốc đã pha lên vết bệnh, quét rộng ra cả phần thân có nguy cơ bị bệnh.
  • Các cây bị bệnh ở rễ : nếu bị bệnh nhẹ chưa chết cây thì đào nhẹ xung quanh và cắt bỏ phần rễ bị bệnh, dùng  Ridomil Gold 68WP pha 30gr pha 10 lít nước (nồng độ 0,3%) tưới vào gốc bị bệnh. Nếu bị bệnh nặng thì nhổ bỏ cây bị bệnh, xử lý vôi, tưới thuốc Ridomil Gold 68WP 0,3% vào gốc đã bị bệnh sau đó trồng dặm.
  • Cần kết hợp một số biện pháp khác trong quá trình xử lý bệnh : làm sạch cỏ dại, vệ sinh vườn thông thoáng, khơi thông mương máng cho vườn thoát nước tốt.

Lời kết:

Một vài kinh nghiệm chia sẻ cùng các bạn, chúc các bạn thành công!

buoikhanhvinh.com tổng hợp

có thể bạn quan tâm

3 thoughts on “Phytophthora là gì? cách phòng trừ bệnh thối gốc, nứt thân chảy mủ, thối trái trên cây bưởi

    • Lý Hiếu says:

      Bưởi của bạn có thể bị bệnh thán thư, bạn có thể mua các loại thuốc trị nấm về phun sẽ hết ạ. Các loại thuốc mình ghi trong bài này cũng khá hiệu quả đấy ạ. Tuy nhiên bạn nên quản lý tổng hợp phòng là chính bằng cách sử dụng nhiều phân hữu cơ + tưới định kỳ vi sinh rễ, vi sinh phòng bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *